• Trang chủ
  • All
  • Tại sao phải cúng gà vào ngày Tết ?
90 lượt xem

Tại sao phải cúng gà vào ngày Tết ?

 

Cúng gà luộc vào dịp Tết là một trong những tập tục lâu đời của người dân Việt Nam. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của việc cúng gà ngày Tết nhé.

Trong mâm cỗ cúng giao thừa vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, ngoài bánh chưng xanh, xôi gấc thì không thể thiếu gà trống luộc, miệng ngậm bông hồng đỏ với ý nghĩa cầu mong năm mới may mắn, khỏe mạnh. Vậy tập tục cúng gà ngày Tết có từ khi nào, xuất phát từ đâu và có ý nghĩa gì?

Nguồn gốc tập tục cúng gà ngày Tết

Tập tục cúng gà ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại của một số dân tộc Việt Nam. Câu chuyện bắt đầu từ khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất thì cả trái đất đều ẩm ướt và lạnh lẽo, khiến muôn loài không thể sinh sôi, phát triển được. Thấy vậy, Ngọc Hoàng liền sai mười mặt trời là các con của ngài xuống Trái Đất để ngày đêm chiếu sáng, làm nóng mặt đất. Nhưng 10 mặt trời khi được xuống mặt đất thì mải miết rong chơi mà quên mất việc phải quay về trời, khiến mặt đất khô cằn, nứt nẻ, thời tiết nóng như đổ lửa.

Lúc này, trong một ngôi làng nọ có một chàng trai khôi ngô, ngay từ nhỏ đã sở hữu sức mạnh phi thường, đặc biệt với khả năng bắn cung bách phát bách trúng. Chàng đã giương cung bắn hạ liên tiếp 9 mặt trời, khiến mặt trời cuối cùng sợ hãi bay tít lên tận trời cao và không dám ló đầu ra nữa. Mặt đất tiếp tục chìm vào lạnh lẽo, tối tăm.

Con người, loài vật kéo nhau đi gọi mặt trời nhưng chẳng cách nào gọi được. Cuối cùng có một con gà trống khỏe mạnh đã cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống mặt đất mà quên cả sợ sợ hãi. Dần dần, mặt trời cứ thế xuất hiện khi nghe tiếng gáy của gà trống, chiếu sáng cho mặt đất.

Theo phong thủy, đêm giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, vì đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Khi đó, không ai bảo ai, người người, nhà nhà đều cúng một con gà trống với hy vọng gà sẽ đánh thức mặt trời để chiếu ánh nắng cho cả năm tươi sáng.

Gà cúng trong đêm giao thừa thường là gà trống hoa, loại gà trống mới le te gáy với mong muốn khỏe mạnh, tinh khiết. Từ đó, tập tục cúng gà ngày Tết đã được giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay.

Ý nghĩa tập tục cúng gà ngày Tết

Con gà được xem như biểu tượng gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời và có liên quan mật thiết với nghề trồng lúa nước của người Việt.

Tập tục cúng gà ngày Tết với ý nguyện, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp. Hơn nữa, tập tục cúng gà ngày Tết còn thể hiện cho 5 đức tính mẫu mực của con người đó là:

  • Văn: Mào gà trống mang hình ảnh giống với cái mũ của người đỗ tiến sĩ ngày xưa, biểu tượng cho sự học hành tấn tới.
  • : Cựa gà sắc nhọn là vũ khí tự về và chiến đấu.
  • Dũng: Con gà trống luôn là người thủ lĩnh trong đàn gà. Sẵn sàng đánh nhau với kẻ khác để bảo vệ đàn gà của mình, biểu tượng cho dũng khí đặc biệt ở người đàn ông.
  • Nhân: Gà trống khi kiếm được thức ăn đều gọi bầy của mình đến ăn cùng chứ không bao giờ ăn một mình, biểu tượng có tâm tính tốt đẹp của con người.
  • Tín: Gà trống luôn thức dậy vào sáng sớm, bất kể thời tiết khắc nghiệt như thế nào gà vẫn gáy đúng giờ, biểu tượng cho chữ tín.

Tập tục cúng gà ngày Tết mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu xa mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu.