• Trang chủ
  • All
  • Phụ nữ mang thai có nên sử dụng Retinol để trị mụn hay không?
23 lượt xem

Phụ nữ mang thai có nên sử dụng Retinol để trị mụn hay không?

 

Sử dụng Retinol làm đẹp là một trong những phương pháp phổ biến để chống lão hóa, tẩy tế bào chết, trị mụn,… Vậy Retinol có sử dụng được cho mẹ bầu hay không?

Retinol là một dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm retinoid, có khả năng hỗ trợ da chống lão hóa, điều trị mụn trứng cá và cải thiện sắc tố da. Retinol được điều chế dưới nhiều dạng như huyết thanh, gel, kem,… và hoạt động bằng cách trung hoà các gốc tự do trên da, kích thích sản sinh collagen và tăng trưởng tế bào.

1Phụ nữ mang thai có nên sử dụng Retinol để trị mụn hay không?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, bác sĩ, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng Retinol trong giai đoạn mang thai, theo cả dạng bôi và uống, đặc biệt là 3 tháng vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu sử dụng quá nhiều hoạt chất này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.


Không nên dùng Retinol khi mang thai để tránh dị tật thai nhi

Thay vào đó, để chăm sóc da hiệu quả mà an toàn, mẹ bầu có thể sử dụng một số sản phẩm có chứa các thành phần thay thế như: Vitamin C, axit glycolic, niacinamide, axit hyaluronic, ceramides, vitamin E, glycerin, peptides.

2Các tác hại Retinol có thể gây ra cho mẹ bầu

Sử dụng Retinol trong quá trình mang thai có thể dẫn đến một số dị tật không mong muốn ở thai nhi như:

  • Dị tật sọ não: Một số trẻ sơ sinh có thể gặp các tình trạng bất thường trong cấu trúc khuôn mặt như tai nhỏ, ống tai hẹp hoặc thậm chí thiếu tai hoàn toàn,…
  • Các dị tật về tim gây ảnh hưởng đến quá trình bơm máu của tim, dẫn đến khó khăn trong hô hấp, khiến bé tím tái,…
  • Dị tật hệ thần kinh trung ương: Một số trẻ sơ sinh sẽ gặp tình trạng đầu nhỏ hơn thông thường, dẫn đến nguy cơ bé bị khuyết tật về trí tuệ.
  • Dị tật thai nhi đầu nhỏ: Biểu hiện của dị tật này là chu vi đầu của các bé sẽ nhỏ hơn bình thường và nó khiến sau này trẻ sẽ mắc phải khuyết tật trí tuệ.
  • Các loại dị tật khác như các vấn đề bất thường về thận, tuyến giáp, tuyến ức,… và ảnh hưởng đến dị dạng xương ở bé như chi ngắn, bàn chân vẹo, tai to,…