• Trang chủ
  • All
  • LĂNG MỘ CỔ 1000 NĂM CÒN NGUYÊN VẸN: “CỎ KHÔNG DÁM MỌC, CHIM KHÔNG DÁM ĐẬU”
5475 lượt xem

LĂNG MỘ CỔ 1000 NĂM CÒN NGUYÊN VẸN: “CỎ KHÔNG DÁM MỌC, CHIM KHÔNG DÁM ĐẬU”

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, con người hiện đại luôn cho rằng mình là những người văn minh, được sống trong một xã hội tiên tiến, nơi có những đấu trường, viện bảo tàng, sân vận động và nhiều tòa nhà chọc trời.

Ngôi chùa đứng vững giữa dòng sông lớn nhất Trung Quốc, bất chấp đại hồng thủy suốt 700 năm

Tuy nhiên, nhìn những công trình kiến trúc cổ đại dưới đây, bạn sẽ thấy khả năng sáng tạo và hiểu biết của người xưa là không hề thua kém.

Kim tự tháp phương Đông – Lăng mộ cổ 1000 năm còn nguyên vẹn: “Cỏ không dám mọc, chim không dám đậu”
Nằm trước ngọn núi Hạ Lan, cách Ngân Xuyên, thủ phủ khu tự trị Ninh Hạ, 30km là nghĩa trang rộng lớn của các hoàng đế Tây Hạ, một vương triều của dân tộc thiểu số Đảng Hạ ở Tây Bắc Trung Quốc xa xưa.

Với thời gian trị vì không dài, chỉ trong 189 năm, kể từ năm 1038 đến 1227, vương triều này gần như đã biến thành hư vô trong dòng sông dài lịch sử. Tuy nhiên, lăng mộ hoàng gia Tây Hạ lại nổi tiếng và trường tồn với thời gian, thậm chí được mệnh danh là ‘Kim tự tháp phương Đông’.
Lăng mộ cổ 1000 năm còn nguyên vẹn: “Cỏ không dám mọc, chim không dám đậu” Nằm trước ngọn núi Hạ Lan, cách Ngân

Với tổng diện tích khoảng 53 km vuông, trải dài 5km từ đông sang tây, hơn 10km từ bắc xuống nam, đây là nơi yên nghỉ của 9 vị hoàng đế Tây Hạ và 271 thành viên hoàng tộc và quan lại.

Các tòa tháp chính trong lăng đều được xây theo hình bát giác, mang đậm kiến trúc Phật giáo. Mỗi lăng mộ của các vị vua có diện tích khoảng 100.000 mét vuông được bao quanh bởi thành luỹ với vật liệu bằng đá để bảo vệ. Bên trong có lầu để bia ghi danh, phòng thờ… Tuy nhiên nhiều trong số chúng bị bào mòn và chôn vùi trong tro bụi chiến tranh khi quân Mông Cổ đốt phá lăng mộ vào năm cuối cùng của vương triều Tây Hạ.

Những điểm đặc biệt của công trình được mệnh danh là kim tự tháp Phương Đông này gồm:

Thứ nhất, các lăng mộ hoàng gia được sắp xếp theo thứ tự thời gian theo chiều từ nam ra bắc, cực kỳ hoàn chỉnh.
Trong đó, lăng mộ của 9 vị vua Tây Hạ được bố trí chính xác theo mô hình chòm sao Bắc Đẩu. Những ngôi mộ lân cận là của các hoàng tộc và quan lại tương ứng với vị vua đó được sắp xếp theo bố cục chiêm tinh. Với trình độ khoa học công nghệ ở thế kỷ 11, các nhà khoa học không thể lý giải được vì sao hoàng tộc Đại Hạ làm được điều này.

Thứ hai, mặc dù mưa gió, thời gian và chiến tranh bào mòn tàn phá. Nhưng lăng mộ của 9 vua Tây Hạ thì vẫn còn nguyên vẹn, không hề hấn gì trước những tác động ngoại cảnh.
So với các lăng mộ đế vương khác được xây bằng đá hay gỗ quý của thời cận đại thì lăng mộ của vương triều Tây Hạ có phần ‘kém xa hoa’ hơn, khi chỉ được xây bằng đất nện, nhưng điều bí ẩn là những lăng mộ này ‘cỏ không bao giờ mọc, chim không bao giờ đậu’.

Xung quanh lăng Tây Hạ là ngọn núi Hạ Lan hùng vĩ và những cánh đồng cỏ rộng lớn. Trải qua gần 1000 năm, nhưng 9 lăng của các vị vua Tây Hạ và 253 lăng tẩm của hoàng tộc vẫn giữ được vẻ uy nghi bề thế. Không hề có cỏ dại, như thể đất bên dưới được rải nhựa đường.

Ngoài ra, trong khi những loài chim hoang dã như quạ, chim sẻ sinh trưởng rất nhiều ở vùng đất này thì chúng lại không bao giờ đậu vào những lăng mộ. Đó là một bí ẩn vẫn đang chờ khám phá của hậu thế.

Các nhà khảo cổ, lịch sử và thần học đã lần lượt đưa ra ba lời giải thích khác nhau:

Giới khảo cổ tin rằng, chính kết cấu hình sao Bắc Đẩu với nhiều lăng mộ xuất hiện dày đặc đã khiến những con chim cảm thấy bức bối, bất an nên không muốn đậu xuống.

Các nhà sử thì tin rằng những người thợ xây dựng đã thêm một loại chất độc kỳ lạ còn trong bí mật vào đất đai nơi này khiến loài chim tránh xa.

Còn lời giải thích của các nhà thần học thì bí ẩn hơn nữa. Kết quả khai quật, người ta tìm được bên dưới lăng mộ một bức tượng gốm cổ có hình tượng biến hoá của Đức Phật đầu người, thân người Phượng Hoàng. Các nhà thần học tin rằng có một trường vật chất toả ra từ linh vật khiến loài chim sợ hãi tránh xa.

Ngôi chùa đứng vững giữa dòng sông dài nhất Trung Quốc, bất chấp đại hồng thủy suốt 700 năm
Trường tồn suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, các kiến trúc tâm linh cổ đại đã trở thành những văn vật linh dị – niềm tự hào của nhân loại. Một trong những công trình ấy là Quan Âm Các nằm ở Trung Quốc. Kiến trúc này vững chãi, toạ lạc suốt 700 năm ngay đầu mũi sóng Trường Giang – con sống dài và hiểm trở nhất Trung Quốc.

Ngôi chùa đứng vững giữa dòng sông lớn nhất Trung Quốc, bất chấp đại hồng thủy suốt 700 năm

Ngôi chùa được xây từ thời nhà Tống, nằm trên một mỏm đá lớn, có tên là Long Bàn Cơ (Long Panji). Đến thời nhà Nguyên, người dân địa phương đã  xây dựng lại chùa và chính thức đổi tên thành Quan Âm Các.

Quan Âm Các có hai tầng lầu, toạ trên thềm đá vững chắc. Sừng sững giữa lòng sông với chiều dài 24 mét và cao đến 14 mét. Tổng diện tích ngôi chùa khoảng 300m2. Chất liệu dùng xây chùa là đá đỏ và gạch xanh. Kết cấu cân đối, kiến trúc tinh tế với hành lang uốn khúc, hiên đôi cổ kính. Tất cả toát lên nét đặc trưng của truyền thống kiến ​​trúc cổ xưa.

Mỗi mùa nước dâng, một phần của ngôi chùa sẽ chìm sâu dưới nước, chỉ để lộ phần mái cong duyên dáng, khiến công trình tựa như một đài sen đang bay trên mặt nước. Đến khi nước cạn, thì toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa lại lộ ra hoàn chỉnh.

Thật kỳ lạ, người xưa hiểu rất rõ mực nước Trường Giang và sức tàn phá của nó mùa lũ, nhưng tại sao họ cố ý thiết kế ngôi chùa như vậy. Trải bao thăng giáng, kiên định giữa vẫn vũ hồng trần, ngôi chùa vẫn bền gan qua dâu bể. Phải chăng đây là ẩn ý của cổ nhân về tâm kiên định của người tu hành trên con đường giác ngộ.
Ngoài ra, còn có “3 điều thú vị” khác bên trong ngôi chùa này:

Thứ nhất: Có một cây cổ thụ thường khô héo quanh năm, nhưng mỗi lần chết đi, thì  người ta lại thấy từ thân khô tàn của nó lại trổ ra 1 cành mới với cành lá xanh tươi lạ thường.

Thứ hai: Trong chùa có một giếng cổ, nước trong vắt và mực nước cao hơn nhiều so với mực dòng sông;

Thứ ba: Là con mắt của rùa thần.
Tính đến nay tuổi thọ của Quan Âm Các là hơn 700 năm. Trong 700 năm dâu bể đó  những trận đại hồng thủy của dòng Trường Giang đã cuốn đi vô số nhà cửa và cây cối hai bên dòng sông ,… Thế nhưng Quan  Âm Các – ngôi đền giữa dòng Trường Giang vẫn trường tồn, trầm mặc để lại cảm hứng cho tao nhân mặc khách bao đời.

Không ít người tự hỏi làm thế nào mà người xưa có thể xây dựng được một công trình giữa dòng nước chảy xiết? Bí mật của ngôi chùa này nằm ở đâu?

Người ta cho rằng bí quyết nằm ở chính là khối đá Long Bàn và cấu trúc xây dựng của bức tường bao quanh ngôi chùa.

Đá Long Bàn này giống như một tảng đá hình vòng cung của bên mạn con tàu, không chỉ giúp điều tiết dòng chảy mà còn làm giảm lực nước. Còn bức tường đá phía ngoài bao quanh Quan Âm Các cũng được xây một cách tinh giản, toàn bộ đều có hình tam giác.

Khi nước lũ ập đến, bức tường phía ngoài này sẽ ghìm lại trọng lực của dòng nước cuồn cuộn, giữ cho phía sau bức tường chịu một trọng lực nhỏ hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà Quan Âm Các vẫn luôn sừng sững dù phải trải qua mưa gió suốt 700 năm.

Quan Âm Các quả thật là một công trình đáng ngạc nhiên, cho thấy sự khéo léo và trí tuệ của người xưa thật đáng khâm phục.

Cự thạch 500 tấn lơ lửng trên không hàng ngàn năm, thách thức mọi định luật vật lý
Tất cả chúng ta đều biết về hiện tượng Trái đất hút các vật về tâm của mình. Theo định luật Vạn vật hấp dẫn của Newton: “Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là Lực hấp dẫn”.

Cự thạch 500 tấn lơ lửng trên không hàng ngàn năm, thách thức mọi định luật vật lý

Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới đã ghi nhận không ít các trường hợp con người, động vật và các vật thể đã bất chấp Lực hấp dẫn đó để tồn tại theo cách của riêng mình.

Cự thạch ishi-nô-Hôđen hay còn gọi Amênô-Kishi ở Nhật Bản chính là một trường hợp như vậy.

Tảng đá được chạm khắc từ khối Hai-ơlơ-clastích – một loại đá thuỷ tinh ngậm nước, hình thành trong quá trình phun trào núi lửa dưới nước hoặc dưới băng…cách đây 70 triệu năm.

Cụm từ “ishi-nô-Hôđen” trong tiếng Nhật có nghĩa là “Sảnh kho báu bằng đá”. Khối đá này nặng 500 tấn, có hình dạng của một chiếc tivi bán dẫn, với chiều cao gần 6m.

Đây là một trong những sự việc lạ thường nhất, thách thức hiểu biết của các nhà vật lý Nhật Bản cũng như toàn thế giới.

Cự thạch này đã lơ lửng bên trên một hồ nước từ hàng ngàn năm qua. Một điều nữa cũng bí ẩn thú vị, là hồ nước này cũng chưa bao giờ cạn, kể cả khi toàn vùng bị đại hạn kéo dài.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể biết được công cụ đã được đùng để tạc khối đá cũng như bất cứ thông tin nào cho biết quá trình, người chế tác và ý nghĩa của nó là gì.

Trong văn hoá truyền thống của Nhật Bản còn lưu lại một truyền thuyết. Rằng hơn 2.000 năm trước, một trận đại dịch đã hoành hành khắp Nhật Bản. Khi ấy, 2 vị thần Ukuni-nushi và Sukuna-bikôna ngụ trong khối đá đã điểm hoá qua giấc mộng cho hoàng đế Sujin cách để cứu thần dân thoát khỏi dịch bệnh.

Nhà vua thành kính khấu tạ và thực hiện theo lời chỉ dạy của 2 vị thần. Và thật linh nghiệm! Đại dịch đã biến mất. Khối đá từ đó tồn tại như một chứng tích của thần tại nhân gian.

Quay lại hiện trạng đương đại, suốt từ đầu năm 2005 đến cuối năm 2006, Hội đồng thành phố Taka-Sagô cùng với Phòng thí nghiệm Lịch sử của Đại học Ôtêmaê đã tiến hành các nghiên cứu công phu về khối đá huyền bí. Các phép đo ba chiều đã được thực hiện, thậm chí đặc điểm của các khối đá xung quanh cũng được vào phân tích.
Tuy nhiên cuối cùng, các nghiên cứu của giới khoa học vẫn không đưa ra được bất kỳ manh mối nào cho những câu hỏi trên.

Trước sự bất lực của khoa học, nhiều người cuối cùng cho rằng ishi-nô-Hôđen được tạo ra bởi một nền văn minh tiền sử tiên tiến. Đó là một giả thiết cũng rất thú vị.

Ngày nay khối đá kỳ lạ này vẫn lơ lửng giữa thành phố Taka-Sagô náo nhiệt. Phủ định mọi định luật vật lý của nhân loại. Và trở nguồn cảm hứng chờ hậu thế chúng ta khám phá.

Thế giới còn vố số những điều bí ẩn, nằm ngoài tầm hiểu biết của nhân loại. Triều Dương tin rằng nếu chúng ta đủ chân thành, nhẫn nại và ôm giữ một nhân sinh quan tích cực thì chân lý sẽ khai sáng trí tuệ cho chúng ta.

Nguồn: VDH