• Trang chủ
  • All
  • Khắc phục tình trạng sổ mũi của bé sơ sinh khi trời lạnh như thế nào?
24 lượt xem

Khắc phục tình trạng sổ mũi của bé sơ sinh khi trời lạnh như thế nào?

 

Sổ mũi khi trời lạnh là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu. Đừng quá lo lắng, docdao.net sẽ mách bạn một số phương pháp khắc phục nhé.

Bé sơ sinh bị sổ mũi khi trời lạnh cần phải được chăm sóc đúng cách để giúp bé khỏi bệnh hoàn toàn. Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho bé để tránh việc nhờn thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. Vậy cần phải làm gì nếu bé sơ sinh bị sổ mũi khi trời lạnh?

1Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị sổ mũi khi trời lạnh

Niêm mạc trong hốc mũi được bao phủ bằng một lớp dịch nhầy có tác dụng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn và bảo vệ mũi. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi trời lạnh sẽ kích thích lớp biểu mô này sản xuất nhiều dịch hơn dẫn đến sổ mũi, chảy nước mũi nhiều. Hơn nữa, thời tiết lạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút trong mũi phát triển mạnh mẽ hơn và gây ra tình trạng viêm mũi họng.

Tình trạng sổ mũi khi trời lạnh của bé sơ sinh khá phổ biến vì đường hô hấp của bé chưa được phát triển hoàn thiện nên dễ bị tác động, kích thích bởi sự thay đổi của thời tiết.

Khi bé bị cảm lạnh, triệu chứng sổ mũi sẽ xuất hiện đầu tiên. Khi bị giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bé sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bé sẽ dễ chuyển qua giai đoạn ho nhiều dẫn đến viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phổi,… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé và khiến việc điều trị về sau trở nên khó khăn.

2Phương pháp khắc phục tình trạng sổ mũi khi trời lạnh ở bé sơ sinh


Khắc phục sổ mũi ở bé sơ sinh

 

Để khắc phục tình trạng sổ mũi khi trời lạnh ở bé sơ sinh, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

  • Nhỏ nước muối sinh lý 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 giọt để làm loãng dịch nhầy trong mũi của bé, làm sạch hốc mũi và giám nghẹt mũi.
  • Với những bé sơ sinh còn bú mẹ, mẹ nên tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo. Với những bé lớn hơn, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc các món ăn dạng lỏng như cháo, súp,… để dịch mũi của bé lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.
  • Cho bé tắm với nước gừng ấm để làm loãng dịch mũi của bé. Từ đó giúp bé xì mũi dễ hơn hoặc dễ hút dịch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
  • Day huyệt nghinh hương ở 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi và cách cánh mũi khoảng 1cm khi trẻ bị sổ mũi trong khoảng 1 – 2 phút với lực nhẹ, vừa phải và nên thực hiện 5 – 7 lần mỗi ngày.
  • Lưu ý giữ ấm cho bé bằng cách mặc ấm, mang vớ để phòng tránh cảm lạnh, sổ mũi.
  • Nên cho bé ngủ gối cao để tránh tình trạng nước mũi chảy ngược vào trong làm tăng mức độ nghẹt mũi của bé, giúp bé thoải mái hơn khi ngủ.
  • Khi bé sổ mũi nặng, dịch vàng xanh hoặc kèm theo một số triệu chứng khác như hắt hơi, sốt,… bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt hoặc kháng sinh phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh.
  • Nên thường xuyên vệ sinh phòng cho bé, đảm bảo phòng của bé luôn khô thoáng. Đồng thời không cho bé tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi hay phấn hoa.